Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Các loại sợi thủy tinh trong cuộc sống mà bạn cần biết?

Sợi thủy tinh, được kéo ra từ các loại thủy tinh kéo sợi được (thủy tinh dệt), có đường kính nhỏ vài chục micro mét. Khi đó các sợi này sẽ mất những nhược điểm của thủy tinh khối, như: giòn, dễ nứt gẫy, không chất bảo quản mà trở nên có nhiều ưu điểm cơ học hơn. Sợi thủy tinh có 2 dạng :

­ Sợi Max

­ Sợi Roving

1. SỢI MAX

Sợi Max là gồm các lớp sợi liên tục hoặc gián đoạn phân bố hỗn loạn trên một mặt phẳng các sợi được giữ với nhau nhờ chất liên kết có thể hoà tan được trong nhựa.

Sợi Max là loại sợi thủy tinh loại E hoặc C không đan được tao ra một cách ngẫu nhiên bằng những sợi roving có chiều dài 50mm

Sợi Max gồm các loại sau: Max 300, Max 450

Chỉ số phía sau: 300, 450 là giá trị biểu hiện về trọng lượng của sợi được phủ trên diện tích 1m2

Vì sao gọi là sợi Max 300 : Có nghĩa là trên 1m2 sản phẩm thì phải mất 300g sợi Chỉ số này cho ta tính trước được số lượng soi cần phủ trên bề mặt nhất định từ đó quy ra mức nhựa cần thiết để tẩm thấm một diện tích sợi max mà ta phủ. Thông thường tỷ lệ 1/2 có nghĩa là để tẩm thấm 1kg sợi thì cần phải 2kg nhựa Polyester

2. SỢI ROVING (VẢI THUỶ TINH)

Vải thuỷ tinh là tập hợp những dây thuỷ tinh dài liên tục được đan lại với nhau nhờ vào kỹ thuật dệt. Vải

thuỷ tinh thường dùng để gia cố lớp đầu và cuối của sản phẩm để tăng khả năng chịu lực của sản phẩm.

Sợi Roving là sợi được kéo thành từ dây dài và được đóng thành cuộn. Sợi Poving thường được

dùng cho súng phun hỗn hợp và nhựa Polyester hoặc để dùng đan các sản phẩm mỹ nghệ

Ngoài ra trong ngành composite con sử dụng chất độn:

+ Chất độn dạng sợi: chất độn dạng sợi có tính chất cơ lý cao hơn, tuy nhiên chất độn dạng sợi có giá

thành cao hơn chất độn dạng hạt. Điều này kéo theo giá thành của vật liệu composite cũng tăng lên. Các

sợi thường dung làm chất độn trong công nghệ composite: Sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi amiang, sợi Bo, sợi cacbua silic….

+ Chất độn dạng hạt: Chất độn dạng hạt có những ưu điểm như giảm giá thành sản phẩm, tăng thể tích

cần thiết. Với những chất độn ở dạng hạt trơ làm tăng độ bền cơ lý, hóa, nhiệt, điện. Dễ đúc khuôn, giảm sự tạo bọt khí trong nhựa có độ nhớt cao. Cải thiện tính chất bề mặt của vật liệu, chống co rút khi đóng rắn. Che khuất sợi trong cấu trúc, giảm tỏa nhiệt khi đóng rắn. Các chất độn dạng hạt thườg sử dụng đó là : Silica, CaCO3, vẩy mica, vẩy kim loại, độn khoáng, cao lanh, đất sét,cacbon…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét